Tủ cammera IP ngoài trời

Tủ cammera IP ngoài trời

Tủ cammera IP ngoài trời là loại tủ rất phổ biến hiện nay nhằm mục đích giải quyết được các yếu tố quan trong trong quá trình thi công, tủ Tủ cammera IP ngoài trời được thiết kế nhỏ gọn, đầy đủ các tính năng trong quá trình sử dung, chế độ IP67 chống nước, các thiết bi bên trong được quy chuẩn theo tiêu chuẩn chung của ngành viễn thông,

Tủ cammera IP ngoài trời được thiết với các tiêu chuẩn kĩ thuật

1, Vỏ tủ ngoài trời

2, Converter quang

3, Switch POE công nghiêp

4, Aptomat chống sét

5, Aptomat chống giật

6, Ổ cắm 4 chấu

7, Nguồn Switch POE

8, ODF quang tích hợp

9, quạt tản nhiệt

Tủ cammera IP ngoài trời được thiết kế đầy đủ tât cả các tính năng cho tất cả các hệ cam được tính thiết kế dự phòng khi thi công thừa dây, Tủ cammera IP ngoài trời inox 304 được thiết kế để chịu được sự ăn mòn của gió muối biển nên rất thích hợp với những công trình quan trọng, chất lượng cao cũng như tính tối ưu trong quá trình sử dung.

Sản phẩm ứng dụng thực tế

1, tủ cammera ngoài trời

2, tủ cammera ip ngoài trời

3, tủ cammera ip ngoài trời 1 quang vào có 1 lan

4, tủ cammera ip ngoài trời 1 quang vào có 1 lan POE

5, tủ cammera ip ngoài trời POE 2POE TC-2POE-1SC

6, tủ cammera ip ngoài trời POE 4POE TC-4POE-1SC

Hãy liên hệ để được tư vấn chi tiết các sản phẩm tủ cammera ip ngoài trời một cách chính xác nhất, cũng như sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lí cho các dự án vừa và nhỏ… Vattuvienthong.vn

Sản xuất thanh nguồn PDU, PDU6, PDU8, PDU12, PDU24 chấu

Trong ngành viễn thông, dây nhảy quang là một trong nhữ sản phẩm không thể thiếu trong công tác xây lắp nghành viễn Thông, CCTV, hệ thống mạng, hệ thống mạng lõi,Tech-core với đội ngũ thợ lành nghề với 10 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất đồ viễn thông mong được hợp tác với các nhà phân phối, thiết kế cũng như sản xuất thanh nuôi nguồn PDU, PDU6, PDU8, PDU12, PDU24 chấu

Hình ảnh sản phẩm mẫu
Hình ảnh sản phẩm mẫu

Hình ảnh chuẩn bị vật tư

Hình ảnh sản phẩm gia công

Hình ảnh các bước sản xuất

Hình ảnh đóng gói hàng hóa

Hình ảnh xuất xưởng

Hãy đến với tech-core để được tư vấn cũng như sản phẩm ưng ý nhất, cũng như chất lượng vơi giá thành hợp lí bảng giá vật tư quang

Tech-core chuyên sản xuất thanh nguồn theo yêu cầu chuẩn thanh nguồn PDU, PDU6, PDU8, PDU12 PDU24 chấu.

Sản phẩm dây thanh nguồn PDU tech-core sản suất đáp ứng đầy đủ các thông số cũng như các tiêu chuẩn khắt khe của hệ thống viễn thông.

Bàn xoay cáp quang

Viễn thông …. Xin giới thiệu cho các bạn về một sản phẩm phụ trợ cho thi công cáp quang (bàn xoay ra cáp quang chuyên dụng)

Một trong nhưng công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác thi công cáp quang, bàn xoay ra cáp quang là một trong những công cụ lao động làm tăng năng xuất trong quá trình làm việc, giảm thiểu sức lao động của nhân công đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế

Hình ảnh sản phẩm bàn xoay cáp quang

Như phần giới thiệu sản phâm bàn xoay cáp quang chuyên dụng được cấu tạo cụ thể như sau 

Cấu tạo bàn xoay cáp quang chuyên dụng

Thông số kĩ thuật.

  • Chân đề làm bằng thép U có kích thước 50cm được làm kiểu dáng hình chữ thập có độ dày thân 3mm
  •  Bản mã có kích thước tùy trọn như bàn xoay cáp quang 40x40cm, 45x45cm, 50x50m có độ dày bản mã 0.8-1cm
  • Tâm định hướng bàn xoay có độ dài 30cm được làm bằng ống thép I có độ dày 3mm 
  •  Vòng bi là một phần không thể thiếu được khi cấu thành sản phẩm, vòng bi có tác dụng nâng đỡ bàn xoay, tác dụng của vòng bi các bạn đã biết.
  • Sau khi hoàn thiện sản phẩm bàn xoay cáp quang phần hoàn thiện cuối cùng là sơn chống rỉ, sơn chống rỉ là lớp sơn bảo về sự ăn mòn về thời tiết của kim loại cũng như làm thẩm mĩ hơn cho bàn xoay cáp quang.

Chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo của bàn xoay cáp quang, đặc tính cũng như chất liệu cấu thành lên sản phẩm bàn xoay cáp quan

 Ứng dụng bàn xoay cáp quang.

 Về ứng dụng của bàn xoay cáp quang, như chúng ta đã biết trong quá trình thi công cáp quang công đoạn ra cáp hay còn gọi là pha cáp rất quan trọng, các thức ra cáp cũng là một phần kinh nghiệm trong quá trình làm việc, nếu phần ra cáp của chúng ta không chuẩn, sai quy cách dẫn tới việc cáp trong qua trình thi công bị xoắn cáp, gẫy gập cáp quang, vài hình ảnh minh họa.

 Hình ảnh

Bàn xoay cáp quang có tác dụng hỗ trợ trong qua trình pha cáp quang, đảm vảo trong quá trình thi công cáp quang được thẳng, không soắn cáp, trong qua trình thi công phần xoắn cáp quang sẽ gây khó khăn trong quá trình thi công, cũng như làm trậm tiến độ, chất lượng cáp sau qua trình thi công sẽ không được đảm bảo, gẫy gập cáp quang, suy hao cáp quang trong quá trình sử dụng.

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu đặc tính kĩ thuật, công năng sử dụng, tính linh hoạt trong quá trình thi công, bàn xoay cáp quang là một công cụ hỗ trợ rất thích hợp cho đội ngũ thi công cáp quang chuyên nghiệp, để có được bàn xoay chất lượng hãy liên hệ với chúng tôi công ty TNHH để có được sản phẩm tốt nhất cũng như giá cả tốt nhất, cũng như các sản phẩm liên quan trong quá trình làm việc.

Phát triển hạ tầng internet: Bảo đảm kết nối để chuyển đổi số

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), cứ tăng thêm 10% thuê bao băng rộng thì tổng sản phẩm nội địa sẽ tăng trưởng tương ứng 0,1%. Với nhu cầu chuyển đổi số ngày càng cao, việc phát triển hạ tầng băng rộng để bảo đảm kết nối internet sẽ ngày càng có vai trò quan trọng. Hơn thế, đây là điều kiện cần khi xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Hạ tầng kết nối quốc tế còn thấp

Theo thống kê từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ tháng 1-2020 đến tháng 10-2021, lưu lượng internet băng rộng (gồm di động và cố định) của nước ta đã tăng hơn 40%. Có thời điểm giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 ở nhiều địa phương như tháng 8-2021, tăng trưởng lưu lượng internet băng rộng di động lên tới 95%. Hiện, các nhà mạng có 70,9 triệu thuê bao băng rộng di động (tăng hơn 4% so với năm 2020) và 18,79 triệu thuê bao băng rộng cố định (tăng 14,59% so với năm 2020).

Số liệu mới nhất từ Cục Viễn thông cũng cho thấy, đến tháng 10-2021, cả nước có gần 71 triệu người sử dụng internet (chiếm hơn 2/3 dân số). Đây là tài nguyên có giá trị lớn phục vụ cho phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực về tăng trưởng người dùng, tăng trưởng lưu lượng dữ liệu, những tác động từ các sự cố cáp quang biển quốc tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng internet trong nước. Theo ông Hoàng Đức Dũng, Trung tâm Khai thác toàn cầu (Tổng công ty Mạng lưới Viettel), trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm các tuyến cáp quang biển mà doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư bị đứt 10 lần, thời gian khắc phục trong 1 tháng. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải dự phòng 20-25% dung lượng để bảo đảm kết nối trong trường hợp sự cố cáp xảy ra, làm tăng chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành, khai thác.

Thực tế, hạ tầng cáp quang biển Việt Nam hiện có 5 tuyến đang hoạt động: AAG (Asia-America Gateway), SMW3 (Sea-Me-We 3), IA (còn gọi là Liên Á – Intra Asia), APG (Asia Pacific Gateway) và AAE-1 (Asia Africa Europe -1). 2 tuyến SJC 2 và ADC dự kiến sẽ được đưa vào khai thác trong năm 2022-2023. Trong khi đó, các nước trong khu vực, như Singapore có đến 30 tuyến cáp quang biển; Malaysia có 22 tuyến; Thái Lan có 10 tuyến. Các nước phát triển khác như Mỹ có 93 tuyến, Anh 56 tuyến, Pháp 23 tuyến, Nhật Bản 27 tuyến. So với các nước trong khu vực, mức độ bảo đảm về hạ tầng quốc tế phục vụ kết nối internet cho người dùng Việt Nam hiện ở mức thấp.

Phát triển bằng nội lực

Theo Cục Viễn thông, trong năm 2021, các doanh nghiệp viễn thông đã đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng băng rộng. Đến nay, mạng 5G đã được triển khai thử nghiệm tại 16 tỉnh, thành phố; mạng 4G đã phủ sóng tới 99,8% dân số; mạng cáp quang đã phủ đến 100% xã, phường. Việc các nhà mạng tăng cường đầu tư hạ tầng mạng lưới đã góp phần cải thiện tốc độ băng rộng cố định của Việt Nam, đạt 68,50Mbps trong tháng 11-2021, đứng thứ 42/181 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 14 bậc so với năm 2020. Trong khi đó, tốc độ băng rộng di động đạt 35,14Mbps, đứng thứ 48/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 9 bậc so với năm 2020. Về tốc độ băng rộng, trong khu vực, Việt Nam xếp cao hơn Philippines, Malaysia, nhưng thấp hơn Thái Lan, Singapore… Việc phát triển mạng băng rộng góp phần mở ra những không gian mới cho doanh nghiệp; phục vụ xã hội ngày một tốt hơn, nhất là giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19.

Để giải bài toán kết nối, ông Hoàng Đức Dũng cho rằng cần có giải pháp tăng cường cơ sở hạ tầng kết nối internet quốc tế ngang hàng với các nước khác trong khu vực. Đại diện Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ động đầu tư các dự án hạ tầng internet quốc tế tại Việt Nam.

Đồng tình với vấn đề doanh nghiệp đặt ra, song Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Phong Nhã cho rằng, với thực trạng hiện nay, nhà mạng vẫn có những cách để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dùng. Phương án trước mắt là đặt dung lượng dự phòng lớn hơn so với nhu cầu thông thường. Cùng với đó, doanh nghiệp viễn thông cũng cần có những giải pháp lâu dài như tăng tiêu dùng dữ liệu trong nước hay xây dựng trung tâm dữ liệu trong nước nhằm giảm mức độ ảnh hưởng khi các tuyến cáp quang biển gặp sự cố…

Cùng quan điểm, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC – Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Hồng Thắng nhận định, việc đẩy mạnh sử dụng các sản phẩm công nghệ trong nước cũng sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng khi đường truyền cáp quang biển quốc tế có vấn đề. Đây cũng là hướng đi bền vững hơn để phát triển những sản phẩm công nghệ Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu trong từng năm đối với việc phát triển hạ tầng băng rộng. Theo đó năm 2022, Việt Nam phấn đấu nâng thứ hạng, vào nhóm 70 nước trong bảng xếp hạng IDI của ITU (chỉ số phát triển công nghệ thông tin – truyền thông của Liên minh Viễn thông quốc tế). Đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu mạng 5G phủ sóng 25% dân số; tối thiểu 80% hộ gia đình có cáp quang; số thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 100%; số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt tối thiểu 30%.

“Với tinh thần năm 2022 là năm của không gian mới, sáng tạo mới, Cục Viễn thông sẽ cùng các doanh nghiệp quyết tâm đưa viễn thông Việt Nam đi cùng nhịp với các nước phát triển trên thế giới, tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển kinh tế số, xã hội số”, ông Nguyễn Phong Nhã khẳng định.

Nguồn Hanoimoi.com.vn